Sắp xếp hệ thống giáo dục nghề nghiệp phù hợp yêu cầu mới

Tại cuộc tọa đàm về “Phát triển Giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần NQ29 của Trung ương” được Ủy ban Văn hóa giáo dục và Bộ LĐTBXH tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, để hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở linh hoạt, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập thì phân luồng và liên thông là những giải pháp quan trọng.

Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định là một trong những cơ sở đầu tiên thực hiện việc sáp nhập trường Trung cấp. Sau hơn 3 năm hoạt động, đã cho thấy những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo, phân luồng giữa các trình độ của giáo dục nghề nghiệp.

Luật Giáo dục năm 2019 đã có quy định điều riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho phân luồng sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên thực tế trong giáo dục nghề nghiệp lại chưa đề cập đến liên thông từ trình độ sơ cấp lên trung cấp và cao đẳng. Chính sách hỗ trợ còn chưa đầy đủ.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác GDNN, có ý kiến cho rằng cần có khảo sát về nhu cầu nguồn nhân lực, dự báo về những ngành nghề mà thị trường cần.

Theo các chuyên gia, thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đào tạo liên thông, phân luồng giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết 29. Trong đó, then chốt là tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nâng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp có việc làm và làm việc đúng ngành nghề đào tạo… Đồng thời, bảo đảm tính mở và linh hoạt cho phép liên thông giữa các ngành, cơ sở giáo dục tiếp cận các bậc trình độ khác nhau. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Phan Hằng -

Nhật Huy