Sửa Luật Nhà ở theo đề xuất: Người gom đất có lợi

"Nếu sửa đổi Luật Nhà ở theo hướng trên (khoản 1, điều 23 - PV) thì chỉ giải quyết được vướng mắc để cho dự án triển khai được nhưng lợi ích đem lại cơ bản chỉ cho chủ dự án, người có đất được hưởng" - ông Ngô Trung Thành, đại biểu Quốc hội của tỉnh Đắk Lắk bày tỏ lo ngại tại thảo luận sáng 10/1 về nội dung đề nghị sửa Luật Nhà ở theo tờ trình của Chính phủ.

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá 15, sáng 10/01 Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự

Theo đề xuất của Chính phủ, việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật đầu tư theo hướng, nhà đầu tư có quyền sử dụng đất quy định để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại khi chỉ cần có đất hợp pháp. Điều này sẽ giải quyết được việc, chỉ vì diện tích dự án không có m2 nào là đất ở nên không thể triển khai xây dựng nhà ở thương mại. Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội lo ngại, quy định như vậy sẽ dẫn đến thất thoát cho Ngân sách nhà nước. Chênh lệch địa tô sẽ cơ bản thuộc về chủ dự án, người gom đất. Người có đất chuyển nhượng cũng không được hưởng bao nhiêu.

Ông Ngô Trung Thành - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk:  "Ví dụ vụ đấu giá 1ha đất ở Thủ Thiêm đã đem lại cho NN 24.500 tỷ đồng. Nếu 1ha này không đấu giá mà chuyển đổi thông thường. Nhà đầu tư nộp tiền chuyển đổi quyền sử dụng đất, tôi tính giá rất cao 100tr/m2 thì Ngân sách Nhà nước sẽ thu được bao nhiêu, vâng, sẽ thu được 1.000 tỷ đồng, chưa bằng số lẻ của tiền bán đấu giá. Như vật việc sửa đổi theo phương án trên của Luật Nhà ở, Ngân sách Nhà nước không thu được bao nhiêu".

Ông Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: "Ví dụ ở HN hiện nay hệ số K cao nhất là 2,15, bảng giá đất cao nhất là 168, như vậy dù có chuyển đổi mục đích sdđ ở giữ Bờ hồ hay ở TP.HCM trên đường Nguyễn Huệ cũng chỉ phải trả tiền chuyển đổi là 312tr/m2, do vậy sẽ tạo sự thất thoát rất lớn về mặt nguồn lực cho nhà nước"./

Ông Phan Thái Bình - Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Băn khoăn các đại biểu có thể dẫn đến chênh lệch địa tô thất thoát thì tôi đồng tình nhưng các nhà đầu tư có quyền sd đất phù hợp với Quy hoạch.T2,Giá là do cơ quan Nhà nước quyết định, có sát với giá thị trường hay không. CÒn thất thoát hat k thì do cơ quan thẩm định giá thẩm định chứ không phải luật.

Ông Trần Hữu Hậu - Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh: Giả sử có hai khu đất, nếu không có mét vuông nào thì không được chuyển, thì đây là sự trớ trêu từ quy đinh hiện hành trong thực tiễn áp dụng. Qui định hiện hành tạo vấn đề con gà quả trứng… Theo tôi, sửa như dự thảo là hợp lý hợp tình và hợp thực tiễn, tháo gỡ vướng mắc như hiện nay.

Ông Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Việc này hết sức phải cân nhắc. Nếu như phải sửa đổi, buộc lòng phải ghi vào đấy là: Phải tính tiền đất theo giá trị thị trường.

Ông Ngô Trung Thành - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk: Nếu sửa đổi Luật Nhà ở theo hướng trên thì chỉ giải quyết được vướng mắc để cho dự án triển khai được nhưng lợi ích đem lại cơ bản chỉ cho chủ dự án, người có đất được hưởng, còn đối với Nhà nước sẽ dẫn đến nguy cơ “chảy máu” nguồn lực tài nguyên đất đai, nhà nước không thể khai thác, phát huy được nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước như yêu cầu đã được đặt ra tại nhiều Văn kiện của Đảng…. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến phong trào gom đất, đẩy giá đất lên cao, hệ lụy phát sinh sẽ rất lớn. Giá đất lên cao thì bồi thường, giải phóng mặt bằng vốn đã khó càng khó hơn. Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai chiếm phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo chắc chắn sẽ càng tăng, càng nóng nhiều hơn….Tôi đề nghị Quốc hội tạm thời chưa nên sửa đổi Khoản 1 điều 23 Luật Nhà ở như phương án đề xuất.

Đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu đánh giá kỹ tác động, có hướng xử lý được vấn đề chênh lệch địa tô trong Luật đất đai và các văn bản khác có liên quan để trình QH sửa đồng bộ các quy định; vừa sớm tháo gỡ được bất cập, vừa đảm bảo khai thác, phát huy được hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như người có đất chuyển nhượng.