Sửa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Hiện nay, hoạt động mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên mạng diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi mua bán "hàng nóng" trên mạng xã hội gặp không ít khó khăn cùng với đó là một số vướng mắc do quy định của pháp luật. Từ thực tế trên, Bộ Công an đã hoàn thành Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Những khẩu súng này có thể gây ra nhiều vụ án mạng nghiêm trọng. Thế nhưng, với hành vi mua bán, tàng trữ hàng trăm các loại linh kiện súng tự chế…các đối tượng cũng chỉ bị xử lý hành chính.

Điều 304 Bộ Luật hình sự chỉ quy định xử lý hình sự đối với hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng. Đối với các hành vi vi phạm liên quan đến súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao chỉ bị xử lý hình sự khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc phạm tội, bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Thống kê về tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, vũ khí tương tự vũ khí thô sơ và sử dụng các loại dao năm 2022 xảy ra hơn 1.000 vụ, gần 1.800 đối tượng, so với năm 2019 số vụ tăng 12,8 %, và đối tượng tăng 24,4 %. Con số trên cho thấy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các khái niệm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, một số quy định về hành vi bị nghiêm cấm và công tác quản lý là cần thiết để bảo đảm phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Khánh An -

Việt Hà