Tăng cường truyền thông để ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng

Trong thời đại số, mọi hoạt động dần được số hóa. Không gian mạng gắn bó ngày càng mật thiết với mọi tầng lớp, thành phần lĩnh vực. Không gian mạng mang lại nhiều tiện ích cho đời sống, thế nhưng cũng đang bộc lộ nhiều nguy cơ, vì bị lợi dụng, sử dụng cho mục đích xấu.

Lừa đảo trên không gian mạng trở thành vấn nạn khó nhận diện, kiểm soát, vì vậy, người dùng cần am hiểu, cảnh giác, thường xuyên cập nhật thông tin về những chiêu trò lừa đảo bằng công nghệ cao để chủ động ứng phó, tự bảo vệ.

Trên không gian mang gần đây xuất hiện phương thức lừa đảo bằng công nghệ Deepfake-công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tạo ra các video với hình ảnh, khuôn mặt giống hệt thương hiệu, logo, hay cá nhân cần giả mạo để nhờ hoặc yêu cầu người dùng mạng chuyển tiền, chuyển tài sản….Thống kê của 1 dự án chống lừa đảo trên không gian mạng tại VN cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2023 đã có hơn 3.000 trang web giả mạo những thương hiệu, nhãn hãng lớn, đến các trang dẫn dụ đầu tư tài chính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và sử dụng công nghệ Deepfake để lừa đảo là phương thức mới nổi.

Công nghệ Deepfake có thể tạo ra video hình ảnh và giọng nói, trong đó Deepfake về giọng nói có độ chính xác cao. Các chuyên cho rằng để tự bảo vệ trước các nguy cơ lừa đảo, cần nâng cao tìm hiểu về các dấu hiệu lừa đảo.

Các đối tượng lừa đảo thường nhắm tới nhóm người dùng mạng có tâm lý cả tin, hiểu biết hạn chế về công nghệ. Do đó mọi người khi đã gắn bó với không gian mạng cần nâng cao hiểu biết, cách dùng mạng, cách bảo mật thông tin cá nhân.

Chính phủ, các bộ ngành, từng địa phương đã ban hành nhiều văn bản, triển khai nhiều giải pháp tăng cường đảm bảo an ninh mạng. Tuy nhiên sự chủ động của bản thân ngươi dùng mạng vẫn là nền tảng quan trọng nhất để phòng tránh “sập bẫy” trước chiêu trò tinh vi của tội phạm công nghệ cao hiện nay.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Phạm Quyền