Thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự, không để “nước đến chân mới nhảy”

Cũng trong chiều 24/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự. Đây là dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4. Việc thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự trước hay sau khi thảm họa, sự cố xảy ra là vấn đề được đặt ra trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, xung đột vũ trang, phòng chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh. Vì vậy, dự thảo luật quy định hoạt động phòng thủ dân sự được thực hiện từ sớm, từ xa, phòng là chính. Cơ quan chủ trì soạn thảo và đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, cần thành lập Quỹ PTDS trước khi xảy ra thảm họa, sự cố.

Tuy nhiên, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, cơ quan chủ trì thẩm tra vẫn để 2 phương án về việc thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự, bởi vấn đề quan trọng là vận hành Quỹ này như thế nào cho hiệu quả? Quỹ Phòng thủ dân sự có được điều tiết giữa các địa phương hay các Quỹ khác hay không?

Thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự từ sớm là cần thiết để chủ động ứng phó với thảm họa, sự cố, không để tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, thế nhưng quy định ra sao để sử dụng Quỹ như hiệu quả, công khai, tránh chồng chéo là vấn đề cần nghiên cứu.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!