Thiếu cơ chế thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội

Sáng 26/4, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực tiễn thi hành các quy định của Luật, từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.

 Qua 8 năm thi hành, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật ở nước ta. Từ khi Luật có hiệu lực, Quốc hội xem xét, thông qua được một số lượng khá lớn các luật, nghị quyết có chất lượng, có tính khả thi cao.

Tuy nhiên, Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy, vẫn còn có những hạn chế, bất cập như Luật không quy định trình tự, thủ tục rút gọn trong khâu lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh nên chưa đáp ứng với yêu cầu ban hành văn bản nhanh trong một số trường hợp cấp bách; chưa có quy định để đảm bảo tính thực chất và hiệu quả trong việc thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của Đại biểu quốc hội bằng các cơ chế cụ thể, đặc biệt là các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền này của Đại biểu Quốc hội.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết! 

Quang Anh -

Thế Anh