Tránh gây hiểu lầm về hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

Sáng 9/3, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội tổ chức phiên làm việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Đây là dự án đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4.

Đến nay, một trong những vấn đề được quan tâm là hành vi “thông thầu”, “gian lận”… vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi trong khi năng lực, kinh nghiệm của một số người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu chưa đáp ứng yêu cầu. Quy định như thế nào để chặt chẽ, tránh sơ hở nhưng không kìm hãm sự phát triển là yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng dự thảo luật này.

Một số ý kiến đề nghị rà soát các hành vi cấm theo nhóm chủ thể để quy định chặt chẽ và dễ áp dụng. Đề nghị cần có quy định khái quát, mô tả cụ thể các hành vi bị cấm để xác định bản chất, tính chất của hành vi vi phạm, tránh bỏ lọt các hành vi vi phạm, nhưng cũng tránh gây cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện.

Chúng tôi cũng muốn là khái niệm về chuyển nhượng thầu và bán thầu chỉ quy định là những trường hợp mà không được chủ đầu tư chấp thuận, thì được coi là bán thầu hoặc chuyển nhượng thầu. Còn đã có chủ đầu tư đồng ý thì phải có lý do xác đáng, cuối cùng để đảm bảo mục tiêu là dự án đó, gói thầu đó để đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Bên cạnh đó, một số ý kiến thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng đề nghị bổ sung quy định về hành vi cố tình can thiệp, gây cản trở việc đấu thầu qua mạng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Anh Đức