Tranh luận về áp dụng Luật Đấu thầu với công ty con của doanh nghiệp nhà nước

Trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) ngày 24/5, nhiều đại biểu cho rằng, nếu mở rộng phạm vi điều chỉnh tới các công ty con của doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo thêm rào cản kinh doanh cho hàng loạt doanh nghiệp.

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đề xuất 2 phương án về đối tượng áp dụng Luật.

Nghiêng về đề xuất nên chọn phương án 1, đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cho rằng, nếu mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của Doanh nghiệp nhà nước thì đồng nghĩa với việc mở rộng thêm 4 nhóm đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu.. Đồng thời, Luật Đấu thầu không phải là công cụ duy nhất quản lý DNNN, do đó không nên mở rộng phạm vi áp dụng Luật như vậy

Trong khi đó, nghiêng về phương án 2, một số đại biểu cho rằng, cần áp dụng quy định này để không để lọt một khối lượng lớn các dự án sử dụng vốn nhà nước nhằm hạn chế tiêu cực tham nhũng, cạnh tranh trong đấu thầu, đồng thời buộc các doanh nghiệp có vốn nhà nước phải minh bạch hơn phù hợp với chính sách mà cơ quan soạn thảo đề ra khi xây dựng Dự thảo này.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, nếu quy định như dự thảo Chính phủ trình sẽ thu hẹp đáng kể đối tượng dự án sử dụng vốn Nhà nước phải đấu thầu, tạo khoảng trống pháp luật trong quản lý vốn Nhà nước dẫn tới toàn bộ các dự án đầu tư của công ty con của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước khác… sẽ không phải đấu thầu theo quy định của luật này.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam