Tự chủ nguyên liệu để "xanh hoá" ngành dệt may bền vững

Là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, việc "xanh hóa" dệt may là xu thế tất yếu của Việt Nam, bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai để phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn. Doanh nghiệp giờ chỉ có hai lựa chọn: Một là phải xanh hóa, hai là đứng nhìn đơn hàng bị mất vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng, công nhân giảm giờ làm, nhà máy giảm công suất, thậm chí đóng cửa là thực tế đã diễn ra với ngành dệt may của Việt Nam năm 2023. 5 năm trở lại đây, ngành dệt may Việt Nam luôn đứng ở top 2 xuất khẩu của thế giới. Năm 2022 với kỷ lục hơn 44,000 tỷ USD. Thế nhưng, năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may ước đạt 40,324 tỷ USD, giảm hơn 9% so với năm 2022.    

Sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam chịu nhiều áp lực, thách thức lớn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, dư âm của đại dịch Covid-19 vẫn còn hiện hữu, lượng hàng tồn kho lớn do nhu cầu sụt giảm... nhưng một nguyên nhân quan trọng khiến cho kim ngạch xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng còn được các chuyên gia chỉ ra là do: dệt may Việt Nam chậm chuyển đổi xanh.

Đơn cử rõ nhất là, ngành dệt may Việt Nam đã bị mất đơn hàng vào tay Bangladesh và đã bị quốc gia này lấy lại vị trí số 2 thế giới trong năm 2023, trong đó có nguyên nhân do đã chậm chân hơn trong việc xanh hóa chuỗi cung ứng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam