Xét xử trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng xét xử

Tại Hội nghị, Tòa án nhân dân tối cao đã có tham luận về công tác triển khai thi hành Nghị quyết số 33 năm 2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Theo đó, đại diện Tòa án nhân dân tối cao khẳng định, Việc xét xử trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, và đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, xã hội và cả cho các Tòa án.

Theo Toà án nhân dân tối cáo, từ 1/1/2022 đến nay, các Toà án đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức xét xử trực tuyên được hơn 9260 vụ án, trong đó đa số là các vụ án hình sự, gần 7200 vụ. Đến nay cả nước đã có 691 Toà án đã tổ chức phiên toà xét xử trực tuyến, trong đó nhiều nhất là Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Toà án nhân dân tối cao đánh giá, việc triển khai các phiên toà theo hình thức trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 đã giúp hạn chế tập trung đông người tại phòng xử án, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh; giúp người dân dễ dàng tiếp cận công lý và đảm bảo các hoạt động xét xử được tổ chức đúng thời hạn luật định. Xét xử theo hình thức trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng xét xử mà còn giúp Tòa án giải quyết tình trạng hoãn các phiên tòa do vắng mặt bị cáo và những người tham gia tố tụng vì nhiều lý do khách quan.

Tuy nhiên, tổ chức phiên toà trực tuyến cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: việc bố trí nguồn lực kinh phí thực hiện trang bị cơ sở vật chất tổ chức phiên tòa trực tuyến còn chậm, dẫn đến cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng cho việc tổ chức phiên tòa trực tuyến chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều trường hợp còn phải thuê mượn từ nơi khác; một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, như quy định số lượng điểm cầu thành phần không quá 3 điểm, không phù hợp với thực tiễn có nhiều vụ việc có số lượng người tham gia tố tụng đông, cần có nhiều hơn 03 điểm cầu thành phần…

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết! 

Truyền hình Quốc hội Việt Nam