Bảo hiểm thất nghiệp - "Điểm tựa" cho người lao động khi gặp khó khăn

Theo quy định, người lao động bị thất nghiệp khi chưa  tìm được việc làm mới thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp, với mức bằng 60% bình quân lương hàng tháng đóng bảo hiểm tự nguyện của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở. Nếu đóng đủ 12 đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó đóng đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng tối đa không quá 12 tháng.  

Hoàn thiện và triển khai tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội đặc biệt là trong bối cảnh trong bối cảnh thị trường lao động biến động nhanh chóng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang làm biến đổi cấu trúc thị trường lao động. 

Đánh giá về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong những năm qua, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã đi vào cuộc sống, góp phần hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động vượt qua khó khăn khi doanh nghiệp không có đơn hàng để sản xuất, người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do mất việc làm. Đây có thể được coi là điểm tựa của cả người lao động và người sử dụng lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Việc thực hiện hiệu quả bảo hiểm thất nghiệp chính là việc đảm bảo nguyên tắc chia sẻ, đóng - hưởng và an toàn quỹ, thể hiện sự hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ; chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau của những người lao động, giữa người có nguy cơ mất việc làm thấp với người có nguy cơ mất việc làm cao, thể hiện tính nhân văn và thúc đẩy gắn kết xã hội

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện tốt vai trò là “điểm tựa” cho người thất nghiệp. Qua đó, hơn 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong số này, 97% người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước, với hơn 230 nghìn người được hỗ trợ học nghề. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Nguyễn Nga