Bất cập ngành điện: Đầu vào cạnh tranh, đầu ra bị điều tiết

Sáng 18/7, Đoàn giám sát chuyên đề ''Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021'' của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội thảo: "Chính sách giá điện, thị trường điện Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra và giải pháp". Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Xoay quanh chính sách giá điện, theo đại diện EVN, năm 2022, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá quy định là hơn 1.800 đồng/kWh. Trong khi đó, giá thành mua điện từ các nhà máy điện là hơn 2.000 đồng/kWh. Tính riêng năm 2022, EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện khoảng hơn 36.200 tỷ đồng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, ngoài nguyên liệu đầu vào tăng. 

Theo một số chuyên gia, giá điện hiện nay được chia làm 2 loại: giá mua buôn và giá bán lẻ cho hộ tiêu dùng cuối cùng. Trong khi giá mua buôn ở khâu phát điện là khu vực thị trường cạnh tranh thì giá bán lẻ điện lại được cấu thành bằng nhiều chi phí từ phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ và phụ trợ…, được điều tiết trong khuôn khổ pháp lý.  

Trên cơ sở phân tích, một số ý kiến chuyên gia cho rằng để triển khai lộ trình các thị trường điện cạnh tranh cần khâu đột phá trong tái cấu trúc ngành điện. Khi đó, khách hàng sử dụng điện được lựa chọn đơn vị bán lẻ điện, được lựa chọn các gói sản phẩm, dịch vụ do đơn vị bán lẻ điện cung cấp với giá bán phù hợp.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thanh Nga -

Trương Tùng