Biên giới biển đảo quê hương: Du lịch biển - khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế đất nước

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan.

Ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nêu rõ mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta: “Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.

Được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260km với hơn 3.000 hòn đảo cùng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt. Tiềm năng, lợi thế từ biển, đảo đã giúp ngành du lịch Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch biển, đảo, giúp nâng cao sức cạnh tranh, thu hút du khách cả nội địa và quốc tế.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam