Bình Định: Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bội

Mảnh đất Bình Định từ xưa đã đựợc mệnh danh là vùng “đất Võ trời Văn”. Bên cạnh đó, Bình Định còn được biết đến như là “kinh đô” của nghệ thuật hát bội hay còn gọi là nghệ thuật tuồng. Hiện, nghệ thuật tuồng gặp khá nhiều khó khăn khi tiếp cận công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Các nhà hát, những người quản lý cũng đang nỗ lực tìm cho nghệ thuật tuồng một "cánh cửa" mới nhằm thu hút khán giả góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đất Việt.

Hình thành và phát triển từ rất sớm, nghệ thuật tuồng Bình Định là hình thức nghệ thuật diễn xướng rộng khắp đất nước, được đông đảo người xem đón nhận. Tuồng Bình Định thường được biểu diễn trong các ngày lễ quan trọng của nhân dân. Qua các vở kịch, người xem nhận thấy bài học nhân sinh sâu sắc

Thời gian qua, loại hình nghệ thuật này đang gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Hiện, số người yêu thích bộ môn nghệ thuật này đang dần ít đi vì chưa phù hợp với nhu cầu của đại đa số khán giả. Do đó, tính chất vở tuồng dần đơn giản hóa nhiều hơn để phù hợp với thị hiếu khán giả.

Hiện, tỉnh Bình Định có 12 đoàn tuồng chuyên nghiệp và không chuyên, liên tục biểu diễn, truyền dạy loại hình nghệ thuật truyền thống này cho thế hệ trẻ. Trải qua nhiều thăng trầm, nghệ thuật tuồng đã trở thành một phần tâm thức của những người con đất võ trong các đêm hội làng, những dịp cúng lễ hay các lễ hội ở vùng “đất Võ trời Văn”.

Truyền hình Quốc hội Việt Nam