Câu chuyện pháp luật: Hệ lụy cho phụ nữ từ hôn nhân cận huyết thống

Đồng bào các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị chủ yếu sinh sống trên địa bàn hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa. Đây là hai địa phương thường xuyên xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Từ năm 2016  - 2021, huyện miền núi Đakrông có 484 cặp tảo hôn; trong đó có 81 cặp tảo hôn cả vợ và chồng, 9 cặp hôn nhân cận huyết thống. Chỉ tính riêng trong năm 2021, huyện miền núi Hướng Hóa có 122 cặp tảo hôn; trong đó có 5 cặp tảo hôn cả vợ và chồng.

Mặc dù hiện tại chưa có khái niệm nào giải thích cụ thể về hôn nhân cận huyết nhưng ta có thể hiểu đó là hôn nhân giữa những người có “huyết thống gần”, giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
 
Những trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thường mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Thực tế y học đã chứng minh  hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ kết hợp với nhau sinh ra con dị  dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt  là bệnh tan máu bẩm sinh Thalas- semia. Trẻ em sinh ra do hôn nhân cận huyết có nguy cơ mắc các bệnh máu cao gấp 10 lần so với những trẻ bình thường khác.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Kim Thanh