"Có tình trạng nể nang, tuỳ tiện trong xây dựng pháp luật không?"

Thảo luận về chương trình Xây dựng Luật pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng Luật pháp lệnh năm 2023, các ý kiến đại biểu Quốc hội ghi nhận từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với tinh thần lập pháp chủ động vào cuộc từ sớm, từ xa, công tác lập pháp của Quốc hội đã đạt nhiều kết quả tích cực, có nhiều đổi mới, sáng tạo, hiệu quả.

Tuy nhiên cũng đề nghị cần tránh tình trạng cài cắm lợi ích nhóm khi soạn thảo các luật, nghị quyết, pháp lệnh, tăng cường kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật.

Với 11 lần UBTVQH phải ban hành nghị quyết điều chỉnh chương trình, một mặt thể hiện sự thay đổi của tình hình thực tiễn đòi hỏi phảỉ nhanh chóng điều chỉnh chương trình nhằm hoàn thiện thể chế nhưng mặt khác, cũng thể hiện tính dự báo của các cơ quan xây dựng chương trình luật, pháp lệnh chưa cao, chưa sát thực tiễn.

Bên cạnh hạn chế về tính dự báo chưa cao, một hạn chế khác cũng được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập là việc chậm trình hồ sơ tài liệu dự án luật không bảo đảm đúng quy định về thời gian đã trở thành căn bệnh kinh niên, chưa có thuốc chữa

Để giải quyết những tồn tại hạn chế các ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật.

Cùng với đó, các ý kiến đại biểu cũng đề nghị cần kiên quyết trả lại hồ sơ những dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng hoặc quá chậm về thời gian trình so với quy định.

Phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam