Cuốn sách tôi chọn: Cải cách giáo dục Việt Nam - Liệu có thực hiện được lấy học sinh làm trung tâm

Dường như từ trước đến nay ở nước ta "giáo dục" chưa bao giờ lại thu hút được sự chú ý nhiều như những năm gần đây với hàng loạt các chương trình cải cách giáo dục, những đổi mới trong sách giáo khoa, trong cách dạy và cách học,… và đây cũng là những điều vô cùng trăn trở đối với những người làm công tác giáo dục.

Chuyên mục “Cuốn sách tôi chọn” giới thiệu tới quý vị ấn phẩm “Cải cách giáo dục Việt Nam - Liệu có thực hiện được lấy học sinh làm trung tâm” của tác giả Nhật Bản Tanaka Yoshitaka, NXb Phụ nữ Việt Nam ấn hành. 

Cuốn sách “Cải cách giáo dục Việt Nam - Liệu có thể thực hiện được lấy học sinh làm trung tâm” của tác giả Tanaka Yoshitaka, một chuyên gia về phát triển giáo dục. Ông đã đến Việt Nam cùng nhóm nghiên cứu với nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam nghiên cứu cải cách giáo dục, nhóm của ông còn có những nghiên cứu cụ thể ở các trường học đặc biệt là trường tiểu học và những tỉnh như tỉnh Bắc Giang.

Trong cuốn sách này, ông đã trình bày về những vấn đề cơ bản như giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề gì? VD: vấn đề triết lý giáo dục, hệ thống giáo dục, vấn đề đào tạo giáo viên, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy,… Sau đó thì ông sẽ đi vào phân tích xem tại sao nó lại như thế. Sau khi mà phân tích vấn đề thì bao giờ ở cuối ông sẽ đưa ra giải pháp cho giáo dục Việt Nam. Chẳng hạn ông đã đề ra những giải pháp như Việt Nam cần phải có một nghiên cứu lý thuyết tốt để có một đường hướng hay, phải có triết lý giáo dục phù hợp và không mâu thuẫn. Giống như câu hỏi được đặt ra ở tiêu đề cuốn sách, liệu có thực hiện được lấy học sinh làm trung tâm thì ông cho rằng những lý thuyết về giáo dục trên thế giới khi về Việt Nam, vì thiếu nghiên cứu cẩn trọng, thiếu những bản dịch các tác phẩm quan trọng cho nên đã diễn giải một cách nôm na, đơn giản và dẫn đến hiểu không đúng về lí thuyết đó.

 

Linh Chi