Đà Nẵng: Thách thức về nhân lực ngành vi mạch bán dẫn

Yêu cầu nguồn nhân lực từ 30.000 – 50.000 kỹ sư vi mạch trước năm 2030 vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các doanh nghiệp, các trường đại học ở Việt Nam. Tại Đà Nẵng, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp này đang được địa phương tập trung đẩy mạnh.

Ngày 26/1, Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại Đà Nẵng. Bước đầu, trung tâm sẽ phối hợp với tập đoàn Synopsys và Intell, đào tạo giảng viên thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo.

Ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có thiết kế chip cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, hiện chỉ đáp ứng dưới 20%. Hiện nhân lực công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước. Nhưng trong khoảng 5.500 kỹ sư thiết kế chip, Đà Nẵng chỉ chiếm 7%. Rõ ràng, địa phương rất cần sự hỗ trợ từ nhiều nguồn về đào tạo nhân lực.

Sửa đổi Nghị quyết 119, Đà Nẵng đang đề xuất với Quốc hội những cơ chế ưu đãi, đột phá về bán dẫn vi mạch và trí tuệ nhân tạo, góp phần thu hút nguồn đầu tư lớn cho công tác đào tạo nhân lực lĩnh vực này.

Mới đây, việc ban hành Quyết định số 460 thành lập tổ công tác và tổ tư vấn, triển khai đề án “Phát triển chip bán dẫn và vi mạch”, đẩy mạnh hợp tác, liên kết đào tạo với  doanh nghiệp, đối tác lớn về vi mạch bán dẫn, đang là những bước đi khẩn trương của Đà Nẵng, để tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực nhiều tiềm năng này.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Nguyễn Hùng -

Lê Quang -

Anh Khoa