Đề nghị nghiên cứu mô hình tổ chức của văn phòng công chứng

Sáng nay (8/5), dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật họp Phiên toàn thể lần thứ 22 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là quy định bắt buộc Văn phòng công chứng phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên.

Cho rằng dịch vụ công chứng không phải là dịch vụ cắt khúc, làm xong một lần là chấm dứt mà có hệ quả lâu dài về sau. Do đó, nếu một tổ chức hành nghề công chứng mà không có hoạt động ổn định thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức cá nhân sử dụng dịch vụ công chứng. Vì vậy, các đại biểu cho rằng, thay vì cố “níu kéo” việc phải có hai thành viên trở lên mới được thành lập văn phòng công chứng, thì cần có cơ chế giải quyết hệ quả pháp lý khi một văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động.

Qua thực tế khảo sát tại các địa phương, các đại biểu cho rằng: quy định bắt buộc văn phòng công chứng phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên chỉ phù hợp với điều kiện của các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, còn với những địa phương khác, các văn phòng công chứng chỉ có 1 thành viên.

Cũng có một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ nên kế thừa quy định của Luật hiện hành nhằm bảo đảm tính ổn định của loại hình tổ chức này, phù hợp với tính chất của dịch vụ công chứng không chỉ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà còn là hoạt động bổ trợ tư pháp.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Thùy Linh -

Trương Tùng