• 2984 lượt xem
  • 23:33 10/04/2022
  • Văn hóa

Di sản Việt Nam |Số 1|: Lá đề chim phượng - Hoàng Thành Thăng Long

Sáng tỏ giá trị lịch sử của văn hóa Óc Eo, Trung tâm Bảo tồn di sản Cố đô Huế tích cực kích cầu du lịch và Lễ hội tháng 4 tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là những sự kiện đáng chú ý trong chương trình Di sản Việt Nam số thứ nhất. Tiếp theo đó là các nội dung về Phố cổ Hà Nội, Tháp Hòa Phong và bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng – Hoàng thành Thăng Long.

CÂU CHUYỆN DI SẢN

Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di sản lịch sử cấp Quốc gia từ năm 2004, với những giá trị vô cùng đặc biệt trong lòng khu phố này. Sự đặc biệt đó không chỉ là những kiến trúc, cảnh quan, không gian độc đáo, mà trong lòng phố cổ còn chứa đựng rất nhiều những di tích đậm đà bản sắc văn hóa, giàu truyền thống lịch sử của mảnh đất Thăng Long Hà Nội.

BẢO VẬT QUỐC GIA: LÁ ĐỀ CHIM PHƯỢNG

Lá đề chim phượng – Hoàng Thành Thăng Long là 1 trong 23 hiện vật, nhóm hiện vật được ký quyết định là Bảo vật Quốc gia, trong đợt công nhận lần thứ 10 vào tháng 12/2021 vừa qua. THQHVN sẽ lần lượt giới thiệu đến Quí vị và các bạn 23 Bảo vật Quốc gia này trong các số chương trình tiếp theo, để quí vị và các bạn có thể thấy những giá trị của lịch sử được lữu giữ đến ngày này đặc biệt thế nào, quí giá thế nào.

NƠI NÀY NĂM XƯA: THÁP HÒA PHONG

Chùa Báo Ân được xây dựng từ những năm 1847, cũng có thông tin là 1842 tuy nhiên chính xác hơn là 1842 do Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai Hưng Công xây dựng. Chùa ngày xưa có 36 nóc nhà với 200 gian, rất là rộng rãi, Tháp Hòa Phong thì nằm ở phía ngoài chùa. Năm 1888 thì một  phần của Chùa Báo Ân bị phá để xây bưu điện và người ta làm con đường xung quanh Hồ Gươm vào năm 1891. Và từ đó thì Tháp Hòa Phong tách ra khỏi chùa Báo Ân và đứng độc lập

Mời quý khán giả theo dõi chương trình

Anh Thư