Điểm báo: Thu phí vào nội đô: Làm sao để tạo đồng thuận?

Thu phí vào nội đô: làm sao để tạo đồng thuận?; Nhân lực công nghệ chất lượng cao: Cầu luôn vượt cung; Thị trường bất động sản khởi sắc nhưng chưa đủ để lạc quan; Khó khăn đầu tiên khi thực hiện kinh tế tuần hoàn vẫn là tài chính;...Là những tin tức nổi bật có trong điểm báo ngày 28/11.

THU PHÍ VÀO NỘI ĐÔ:  LÀM SAO ĐỂ TẠO ĐỒNG THUẬN? (KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ)

Sáng nay, trên báo Kinh tế và đô thị có bài viết liên quan đến thu phí vào nội đô. Theo đó, phương án thu phí xe cơ giới vào nội đô Hà Nội đã được nghiên cứu đề xuất từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn nhận được nhiều ý kiến đa chiều.Với người dân tại các khu vực ngoại thành, vấn đề lớn nhất là thiếu thông tin chính xác về đề án này.

Đề án thu phí vào nội đô Hà Nội sở dĩ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều là do vẫn chưa làm rõ được các chi tiết, chưa có tính thuyết phục với người dân. Thay vì thông tin một cách nhỏ giọt, thành phố cần thông qua một đơn vị tư vấn, khảo sát, đánh giá tính khả thi của đề án, công khai rộng rãi thông tin để người dân biết và góp ý. Theo các chuyên gia chỉ thu phí vào một số tuyến đường trong nội đô có nguy cơ ùn tắc cao chứ không phải tuyến nào cũng thu. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, đề án thu phí vào khu vực có nguy cơ ùn tắc trong nội đô Hà Nội cần phải triển khai bước nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chi tiết nhanh hơn, đưa ra lấy ý kiến của người dân một cách rộng rãi.

NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ CHẤT LƯỢNG CAO:  CẦU LUÔN VƯỢT CUNG (ĐẠI ĐOÀN KẾT) 

Trên báo Đại đoàn kết có bài viết, Nhu cầu nhân lực công nghệ cao lúc nào cũng vượt cung. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải phát triển số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Có 5 lý do khiến việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao chưa đạt kỳ vọng. Ngân sách đầu tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao các ngành công nghệ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách. Đội ngũ chuyên gia cao cấp đào tạo nhân lực chất lượng cao của các ngành công nghệ nđang thiếu hụt và chưa thể bổ sung trong ngắn hạn. Trong khi đó, các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, các cơ sở đào tạo kết hợp nghiên cứu ứng dụng chưa đồng bộ, nhiều hệ thống trang thiết bị sử dụng không hiệu quả. Bên cạnh đó, thị trường nhân lực chất lượng cao chưa được vận hành một cách khoa học, gây tắc nghẽn giữa cung - cầu, ảnh hưởng lớn không chỉ tới chất lượng đào tạo mà còn đầu ra các sản phẩm đào tạo. Hệ thống các văn bản, chương trình đào tạo còn chưa sát với thực tế, chưa tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo khai thác hiệu quả nội lực và hợp tác quốc tế.

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN KHỞI SẮC NHƯNG CHƯA ĐỦ ĐỂ LẠC QUAN (VNECONOMY)  

Chuyển sang nội dung khác đáng chú ý.  # Thị trường bất động sản đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực và đã có dấu hiệu khởi sắc hơn nhưng chưa đủ để lạc quan, bởi hàng loạt khó khăn vẫn còn hiện hữu hơn..

Thực tế, hiện nay lượng cung – cầu đã tăng theo quý; nhiều doanh nghiệp, nhiều dự án đã tái khởi động; tình hình giao dịch sôi động hơn trước... Tuy nhiên, theo các chuyên gia thị trường bất động sản Việt Nam vẫn trầm lắng, còn Nhiều khó khăn trong đầu tư, giao dịch do chưa lấy lại được niềm tin từ người tiêu dùng, mất cân đối giữa các phân khúc… Dòng tiền luân chuyển bị hạn chế do không huy động được nguồn vốn trả trước của khách hàng, cũng không huy động được nguồn vốn từ các kênh tài chính quen thuộc như trái phiếu, tín dụng ngân hàng. Doanh nghiệp bất động sản còn phải chịu áp lực từ nhiều vấn đề thể chế, nguồn vốn, thủ tục hành chính…

KHÓ KHĂN ĐẦU TIÊN KHI THỰC HIỆN KINH TẾ TUẦN HOÀN VẪN LÀ TÀI CHÍNH (VOV)

Các mô hình tuần hoàn nguyên vật liệu, sản xuất năng lượng tái tạo, tái chế rác thải nhựa… đều cần đến công nghệ cao song không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để nhập khẩu công nghệ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới vào sản xuất trong nước.

Khi thực hiện kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp thách thức về nguồn lực đầu tư, nhân lực, công nghệ. Bởi sản xuất bền vững đòi hỏi sự đầu tư dài hơi. Các mô hình tuần hoàn nguyên vật liệu, sản xuất năng lượng tái tạo, tái chế rác thải nhựa… đều cần đến công nghệ cao song không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để nhập khẩu công nghệ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới vào sản xuất trong nước. 3 khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong thực hiện phát thải ròng bằng 0 đầu tiên luôn là tài chính. Tài chính khí hậu, phân loại xanh, trái phiếu xanh, tín dụng xanh là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính gái rẻ mà thế giới đang hỗ trợ. Thứ 2 là tăng cường năng lực và thứ 3 là tăng cường công nghệ. Nếu thực hiện được 3 điều này thì doanh nghiệp có cơ hội thực hiện được chuyển đổi tuần hoàn, chuyển đổi xanh.

Truyền hình Quốc hội Việt Nam