Doanh nghiệp kêu khó khi tiếp cận tín dụng xanh

Năm nay, hiện tượng El Nino quay trở lại và gây ảnh hưởng diện rộng với hạn hán tại nhiều tỉnh thành miền bắc. Nhiều nơi trên cả nước ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục và hồ thủy điện bị cạn nước, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện cục bộ. Để ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, tín dụng xanh đang được thúc đẩy phát triển thế nhưng vẫn còn khá khiêm tốn tại Việt Nam do nhiều vướng mắc, hạn chế liên quan đến nguồn vốn, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, khung đánh giá rủi ro môi trường-xã hội chưa hoàn thiện.

Chuyên sản xuất các sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa, công ty Thanh Tùng 2 đã ứng dụng nhiều công nghệ mới trong đó nghiên cứu tái chế vải vụn Polyester để cho ra sản phẩm như tấm ván nhựa, gạch thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, do tiếp cận nguồn vốn tín dụng gặp nhiều khó khăn, nên doanh nghiệp chưa thể mở rộng hoạt động, tham gia sâu vào chuỗi kinh tế tuần hoàn cùng ngành dệt may.

Để tìm vốn ưu đãi từ nguồn tín dụng cho sản xuất xanh, với các doanh nghiệp Việt vẫn còn mờ mịt, vì vậy, đầu tư vào sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn chưa thể thúc đẩy doanh nghiệp. Theo nhiều chuyên gia: tiêu chuẩn tiếp cận nguồn tín dụng xanh chưa có hướng dẫn cụ thể từ các bộ ngành; các tổ chức tín dụng cũng chưa có bộ tiêu chí đánh giá cụ về danh nghiệp sản xuất xanh.
 
Muốn thúc đẩy dự án xanh, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ phía các bộ, ngành và địa phương càng phải thúc đẩy-đi trước 1 bước, bởi các gói tín dụng xanh chính là trợ lực quan trọng cho dự án  xanh của doanh nghiệp. Và trên cơ sở này, Việt Nam mới hiện thực hóa cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” trong phát triển kinh tế vào năm 2050.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Phạm Quyền