Giá điện thấp có mặt tốt, nhưng cứ bù giá thì "nợ xấu và phá sản của EVN là hiện hữu"

Sáng 12/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”. Đây là 1 trong 4 chuyên đề giám sát trong năm 2023 được Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện tại kỳ họp thứ 3 và báo cáo tại kỳ họp thứ 6. Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu phát điện, chưa bảo đảm tính minh bạch.

Theo báo cáo của đoàn giám sát, cơ cấu biểu giá bán lẻ thực hiện theo Luật Điện lực chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng, chưa có lộ trình cụ thể để áp dụng giá điện hai thành phần.

Đặc biệt, còn duy trì bù chéo, chưa phù hợp với mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, và gây áp lực lớn cho EVN.

Đồng quan điểm, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chỉ ra nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2024 - 2025 là cảnh báo cần được quan tâm. Trong khi đó, điều kiện tiên quyết là việc hình thành thị trường điện lại chậm triển khai.

Với vai trò là cơ quan giám sát, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho rằng cơ chế giá điện còn hạn chế, chưa thực hiện được chủ trương về giá điện hai thành phần và còn bù chéo.

Bên cạnh đó cần thể chế hóa cơ chế phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo để đáp ứng mục tiêu trong Quy hoạch điện VIII.

Ngoài ra, xây dựng cơ chế đấu giá, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo tiêu chí giá điện thấp nhất; ban hành khung giá điện nhập khẩu từ nước láng giềng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Diệu Huyền -

Quang Sỹ -

Anh Đức