Giải pháp nào để xử lý nguồn chất thải rắn?

Hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là khoảng 60.000 tấn/ngày. Trong khi đó có trên 70% lượng chất thải được xử lý bằng phương thức chôn lấp và chỉ có 15% trong đó được chôn lấp hợp vệ sinh. Vậy Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những giải pháp nào để xử lý vấn đề này?

Đây cũng là vấn đề được Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường thảo luận khi thẩm tra việc thực hiện nhiệm vụ, ngân sách nhà nước năm 2023 và dự kiến năm 2024 lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm 2023 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn, xử lý các vấn đề nóng, bức xúc về môi trường, kiểm soát nguồn ô nhiễm; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với các cơ sở, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao…

Tuy nhiên theo một số đại biểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông vẫn đang gây bức xúc cho người dân nhất là khu vực sông Đáy, sông Nhuệ và lưu vực sống Bắc Hưng Hải.

Hiện nay cả nước có khoảng 660 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, trong đó chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Như vậy, còn 457 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, đây cũng là tác nhân gây nguy cơ làm ô nhiễm các tầng chứa nước. 

Nêu thực tế hiện nay, khối lượng chất thải tấm pin mặt trời tại Việt Nam khá cao, ước tính khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2045. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ chế chính sách xử lý. Do vậy các đại biểu đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần nêu rõ giải pháp xử lý vấn đề này.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Bích Hạnh -

Diệu Huyền -

Văn Thắng