Lấy phiếu tín nhiệm giúp cán bộ “tự soi”, “tự sửa”: Không để cán bộ tín nhiệm thấp giữ chức vụ lâu

Nghị quyết số 96 “về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn” vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5. Nghị quyết chính thức có hiệu lực từ 1/7/2023.

So với nghị quyết trước đó - Nghị quyết số 85 được ban hành năm 2014 - nghị quyết này đã bổ sung nhiều điều khoản mới, cụ thể hơn, được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển biến lớn cho công tác cán bộ.

Quyết liệt hơn, tiến bộ hơn là những gì mà nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia đánh giá về Nghị quyết số 96 “về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn".

Theo các chuyên gia, trong hơn 10 năm qua, Quốc hội đã 3 lần lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Tuy nhiên, với những quy định trong Nghị quyết 96, thì việc lấy phiếu tín nhiệm tới đây, sẽ không chỉ còn đơn thuần là kênh tham khảo.

Việc quy định rõ các tiêu chí cụ thể sẽ giúp các đơn vị khi tổ chức lấy phiếu sẽ dễ dàng thực hiện. Cùng với đó, từ việc khẳng định đây là biện pháp nhằm đánh giá cán bộ chứ không phải tham khảo sẽ tránh được tâm lý của người được lấy phiếu và người bỏ phiếu là lấy phiếu chỉ là hình thức, "tín nhiệm thấp vẫn được dùng" hay "huề cả làng".

Việc lấy phiếu tín nhiệm là một thử thách tích cực để mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người lãnh đạo "tự soi, tự sửa" lại mình. Qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Không còn đơn thuần chỉ là kênh tham khảo, bởi Nghị quyết 96 đã có những quy định về hệ quả đổi với người được lấy phiếu tín nhiệm.

Mời quý vị cùng lắng nghe phân tích của các chuyên gia!

 

Diệu Huyền -

Dương Dung -

Ngọc Tuấn -

Tùng Dương -

Vũ Hiếu -

Thế Anh