Lợi thế của Ukraine sau khi nhận được tên lửa tầm xa của Mỹ

Ngoài gói viện trợ quân sự đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật, thông tin Washington xác nhận chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân tầm xa (ATACMS) để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine cũng thu hút không ít sự chú ý của giới truyền thông và các chuyên gia trong ngày 25/4. Câu hỏi đặt ra là liệu điều này có mang lại thêm lợi thế cho Kiev hay không, và Nga sẽ thay đổi chiến lược cho cuộc xung đột này như thế nào.

MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG THỜI ĐIỂM

Lời xác nhận này, cùng với việc Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật cung cấp viện trợ mới trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine, được xem như cơn mưa rào giữa nắng hạn, trong lúc Kiev đối mặt với nhiều khó khăn trên chiến trường.

CỤC DIỆN XUNG ĐỘT THAY ĐỔI?

Số lượng tên lửa ATACMS được cung cấp trong đợt này không được tiết lộ, nhưng theo truyền thông, quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa này 2 lần trong thời gian gần đây. Các chuyên gia đánh giá, tên lửa ATACMS tầm xa sẽ mở rộng khả năng của Ukraine trong việc tấn công các mục tiêu vượt xa tiền tuyến, đồng thời tăng nhuệ khí cho các lực lượng Ukraine.

Tuy nhiên, nguồn viện trợ mới sẽ chưa thể giúp tạo ra tác động tức thì hoặc cho phép Ukraine xoay chiều cục diện trên chiến trường trong năm 2024.

Trong khi đó, phản ứng trước việc chuyển giao hệ thống tên lửa ATAMCS tầm xa cho Ukraine, Nga khẳng định điều này sẽ không làm thay đổi cục diện của cuộc xung đột.

Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng, dù Kiev nhận được thêm biến thể nào của tên lửa ATACMS cũng sẽ buộc Moscow phải thay đổi chiến lược và chiến thuật. Nga sẽ phải cân bằng giữa việc bảo vệ và di dời các tài sản dễ bị tấn công trong tầm bắn của ATACMS, mà không làm giảm giá trị chiến đấu của chúng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện nhiều hơn của loại tên lửa này trong thời gian tới có thể buộc Nga phải đẩy các kho tiếp tế, sở chỉ huy và kiểm soát, cùng trực thăng tấn công ra xa tiền tuyến hơn. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Ngọc Anh