Muốn giảm nghèo bền vững thì nguyên tắc "cho con cá và trao cần câu" phải được cân nhắc

Chiều 30/10, thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, mục tiêu chính sách của giai đoạn 2021 - 2025 đồng thời thực hiện 2 mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và chính sách an sinh xã hội. Trong khi đó, có nhiều loại hộ nghèo khác nhau với các nguyên nhân nghèo khác nhau như: Nghèo do không có vốn, không có đất canh tác, do già, ốm đau, tai nạn không có sức lao động, do thiếu kiến thức, kỹ năng, do không chăm chỉ.

Để chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất phát huy hiệu quả, đại biểu cho rằng cần tách bạch mục tiêu trong từng chính sách, không nên lồng ghép mục tiêu an sinh xã hội trong chính sách hỗ trợ phát triển. Chính sách hỗ trợ cần được xây dựng dựa trên quan hệ và các quy luật của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế. 

Đại biểu cho rằng, chính sách hỗ trợ phát triển về nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nên hướng tới các doanh nghiệp, hộ gia đình có năng lực sản xuất, còn chính sách an sinh xã hội, trợ giúp hộ đói, hộ nghèo nên hướng tới các đối tượng là người già, người yếu thế không có khả năng lao động, người dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vì các đối tượng này nằm trong các hộ không có khả năng mở rộng sản xuất. Đại biểu cho rằng, việc tách bạch mục tiêu này sẽ giúp phát huy toàn diện mọi mặt của từng chính sách, đáp ứng mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế được tái nghèo, phát sinh nghèo.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số