Nghị quyết 43/2022/QH15: Nhiều chính sách chưa đạt mục tiêu

Thảo luận tại Hội trường, các Đại biểu đánh giá cao Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, chính sách tài khóa đã phát huy hiệu quả, nhận được sự hưởng ứng của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm trong chính sách tiền tệ chưa đạt mục tiêu đề ra.

Theo các đại biểu, chính sách giảm 2% thuế VAT trong Nghị quyết số 43 đã có những kết quả tích cực. Tuy nhiên để hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay, việc gia hạn chính sách này là cần thiết.

Cũng có ý kiến đại biểu đề nghị Quốc hội kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển bố trí cho các dự án đầu tư của chương trình đến hết năm 2024.

Tham gia tranh luận, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, trước tình hình đại dịch Covid-19, Quốc Hội đã có kỳ họp bất thường và ban hành Nghị quyết số 43. Tuy nhiên sau đó xuất hiện xung đột Nga - Ukraina gây hậu quả nghiêm trọng và dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng. Từ đó xuất khẩu của Việt Nam suy giảm, doanh nghiệp và người lao động cũng bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, tranh luận về việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Văn Thân nêu thực trạng hiện nay Ngân hàng nhà nước thừa tiền nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khát vốn.

Theo các đại biểu, để tháo gỡ điểm nghẽn trong tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, chương trình tín dụng cho 5 lĩnh vực ưu tiên đang phát huy hiệu quả, nhưng mới chỉ áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn. Do đó, cần có cơ chế cho vay trung, dài hạn, vì những lĩnh vực ưu tiên này, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ, công nghệ số, kinh tế số là những động lực quan trọng cho phát triển kinh tế.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam