Nguồn nước đang “quá thừa, quá thiếu, quá bẩn”

Việt Nam mặc dù chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng, nhưng những năm gần đây tài nguyên nước của nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như: Thiếu nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng; nguồn nước phụ thuộc lớn vào nước ngoài, cùng những tác động của biến đổi khí hậu. Nguồn nước Việt Nam được đánh giá là “quá thừa, quá thiếu, quá bẩn” và đang là mối đe dọa, là nguyên nhân làm chậm tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Biến đổi khí hậu gia tăng đã làm thay đổi chế độ thủy văn dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và khó dự đoán hơn… , điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở nước ta hiện nay. Thời gian qua, nhiều địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với hạn hán và tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt, làm cho cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn, sản xuất bị thiệt hại:

Thực tế, 60-90% nước thải sinh hoạt vẫn chưa được xử lý trước khi ra môi trường, nhiều làng nghề có lưu lượng nước thải lớn, không qua xử lý mà xả thẳng ra các sông hồ, kênh rạch làm tắc nghẽn các dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng.

Đối mặt với những thách thức liên quan đến nguồn nước, việc chuyển đổi mô hình quản lý tài nguyên nước theo hướng tuần hoàn là một trong những giải pháp cần tập trung nhằm bảo vệ an ninh nguồn nước. Mặc dù ý tưởng về mô hình kinh tế tuần hoàn là rất khả thi và hiệu quả, nhưng việc áp dụng trên thực tế tại Việt Nam vẫn còn chưa nhiều. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam