Nhiều khó khăn trong quản lý giá thuốc

Số giấy phép lưu hành thuốc chưa thể hiện rõ việc phân loại thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu; thời gian xử lý hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước ngắn; chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc rà soát giá kê khai lại,… là những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý giá thuốc. Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Dược được Uỷ ban Xã hội của Quốc hội tổ chức tại TPHCM vừa qua, đại biểu đề xuất, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp.

Theo đại diện Sở Y tế TPHCM, việc thống kê xử lý hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước từ khi Luật Dược có hiệu lực gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: việc quản lý giá thuốc tại Bộ Y tế hiện đang giao cho 2 cơ quan phụ trách, nhưng số giấy phép lưu hành thuốc trước đây chưa thể hiện rõ việc phân loại thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu, nên thời gian xử lý kéo dài và gây cản trở cho doanh nghiệp; Thời gian xử lý hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước ngắn; Chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc rà soát giá kê khai lại;…
 
Liên quan việc quản lý giá thuốc, đại diện Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp cho biết, năm 2020 đến năm 2025, UBND tỉnh phân cấp và uỷ quyền cho Sở Y tế phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế, tài sản công... cho cả tỉnh và không tính giá trị, nên nhân sự của phòng Nghiệp vụ Dược tập trung cho công tác mua sắm, thẩm định.
 
Về việc xác định giá thuốc, đại biểu đề xuất giữ nguyên thủ tục như hiện tại, Bộ Y tế sẽ thực hiện kê khai giá thuốc lần đầu, Sở Y tế thực hiện thủ tục kê khai lại giá thuốc. Về việc công khai giá thuốc kê khai, kê khai lại, UBND Tỉnh không công khai mà tổng hợp công khai ở một đầu mối duy nhất là Bộ Y tế.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Mỹ Tho -

Tăng Sắc