Ninh Bình: Nan giải bài toán xử lý rác thải sinh hoạt

Hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tuy nhiên toàn tỉnh Ninh Bình lại chỉ có một nhà máy xử lý rác thải duy nhất tại thành phố Tam Điệp. Toàn bộ lượng rác thải được thu gom tại đây khiến nhà máy đứng trước bài toán quá tải và không đảm bảo khả năng xử lý rác thải sinh hoạt.

Thuận lợi hơn hơn nhiều địa phương khác, người dân sống tại khu vực này như gia đình chị Hà đều đồng thuận với chính quyền trong công tác di dời, trả đất xây dựng dự án nhà máy xử lí chất thải rắn tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, đến nay, khi bãi xử lí rác có những dấu hiệu quá tải, đời sống sinh hoạt của họ lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Gia đình nhà chị Uyên nằm trên con đường độc đạo duy nhất để xe trung chuyển rác thải đi vào nhà máy, Dù đã được ban lãnh đạo Nhà máy hỗ trợ nước sạch cũng như thay phun xịt thuốc nhiều lần nhưng chị và gia đình vẫn không thể tránh khỏi vấn đề liên quan đến sức khỏe và sinh hoạt.

Lượng rác thải phát sinh hàng năm trên địa bàn tỉnh tăng cao và phần lớn chưa được phân loại tại nguồn, trong khi cơ chế ban đầu là một phần rác sinh hoạt sẽ được xử lý làm phân bón vi sinh. Nên dù dự kiến nhà máy với sức chứa 350.000 tấn, khoảng 30 năm mới đầy, nhưng trên thực tế các hố chôn lấp sẽ không còn khả năng tiếp nhận vào cuối năm nay.  

Liên quan đến vấn dề trên, trước mắt, UBND tỉnh Ninh Bình đã tham mưu xây dựng và sớm ban hành giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với thực tế của nhà máy, đảm bảo nhà máy cân đối được thu – chi. Đồng thời, tỉnh đang đề xuất xây dựng các khu xử lý rác thải có công nghệ xử lý phù hợp, đảm bảo tỷ lệ chôn lấp còn dưới 20%, cùng với đó là thu hút các dự án xử lý chất thải rắn có công nghệ đốt tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Phương Anh -

Khánh Hoàng