Pháp luật và đời sống: 3 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia

Rượu bia ngày nay có lẽ là một phần không thể thiếu trong mỗi cuộc vui của không ít người. Việc uống một lượng rượu bia vừa phải, giúp con người có cảm giác sảng khoái về mặt tinh thần. Tuy nhiên, khi rượu bia bị con người lạm dụng một cách quá mức có thể gây ra những tác hại khó lường cho sức khỏe cũng như những người xung quanh. Sau 3 năm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, tình hình này có được cải thiện?

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Trong đó, Luật quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đặc biệt, Luật quy định: Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Theo thống kê, Việt Nam được xếp là một trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ bia gia tăng nhiều nhất và tỉ lệ người dân uống rượu, bia ngày càng trẻ hóa.  Thực tế cho thấy, nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra do người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia. Điều này đã trở thành mối quan tâm, sự nhức nhối của toàn xã hội.

Để tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này, chúng tôi mời đến trường quay các vị khách mời:

1/  Ông NGUYỄN HẢI DŨNG - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

2/ Trung tá ĐÀO VIỆT LONG, Phó trưởng phòng Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Hà Nội

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Khánh An