Tìm giải pháp chuyển dịch năng lượng bền vững

Diễn đàn “Đối thoại Quốc gia về chuyển dịch năng lượng bền vững” do Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức chiều 23/11 tại Hà Nội với nhiều thông tin đáng chú về COP27 vấn đề chuyển dịch năng lượng để đạt mục tiêu phát thải bằng 0 trong thời gian tới.

Theo một số đại biểu, nhu cầu năng lượng tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001-2010, khoảng 7% trong giai đoạn 2011-2019 trong khi nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và khoảng 9,5% trong giai đoạn 2011-2019. Phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 73% và 80% vào năm 2030 và 2045.

Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Việt Nam đã nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu khí dầu mỏ hoá lỏng từ năm 2023. Nhiều ý kiến cho rằng việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo phải được tiến hành song song với việc sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Anh Dức