Áp thuế GMT: Doanh nghiệp FDI kiến nghị các biện pháp hỗ trợ

Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng. Hiện đã có 142 quốc gia đồng thuận áp dựng từ 1/1/2024. Do tính cấp bách, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Đồng thời, Quốc hội giao Chính phủ trong năm sau nghiên cứu lập quỹ hỗ trợ đầu tư lĩnh vực công nghệ cao  từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư tại Việt Nam. Ghi nhận của PV THQHVN về các kiến nghị của doanh nghiệp (DN) FDI chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế GMT. 

DN FDI này được hưởng mức thuế ưu đãi 10% trong suốt quá trình đầu tư tại Việt Nam. Doanh nghiệp đánh giá, dự thảo Nghị quyết của Bộ Tài chính soạn thảo rất là kịp thời khi dự kiến được áp dụng ngay từ 01/01/2024 thời điểm thuế tối thiểu toàn cầu chính thức có hiệu lực. Đồng thời, dự thảo cũng rất tốt khi quy định Việt Nam sẽ áp dụng thuế bổ sung nội địa đạt tiêu chuẩn QDMTT và có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Theo Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ, dựa trên số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, dự kiến có khoảng 122 tập đoàn đầu tư nước ngoài sẽ thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết với tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp bổ sung (QDMTT) là 14.600 tỷ đồng. Do đó, các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng là cần thiết.

Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là xu hướng tất yếu của Việt Nam trong lộ trình hội nhập quốc tế. Do đó các DN FDI kỳ vọng Việt Nam sẽ cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Mời quý vị dõi nội dung chi tiết!

Lê Hương -

Đức Minh