Cần đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Đến nay 100% các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng xong đề án tinh giản biên chế trình thành phố phê duyệt. Tuy vậy trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp công lập còn gặp nhiều khó khăn. Đây là thông tin tại cuộc làm việc giữa đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Sở Y tế Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023.

Sở Y tế Hà Nội hiện có 80 đơn vị trực thuộc gồm 3 đơn vị hành chính nhà nước và 77 đơn vị sự nghiệp, đã giảm 9 đơn vị so với năm 2016. Năm 2023, sở Y tế có 36 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên. Kết quả sắp xếp vượt chỉ tiêu của Nghị quyết 19 nhưng phần lớn là sáp nhập cơ học để giảm đầu mối, cơ chế hoạt động còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc UBND cấp tỉnh xây dựng, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật của các dịch vụ y tế tại địa phương không phù hợp với quy định của Luật khám chữa bệnh và luật giá sửa đổi. Do giá viện phí không tính đúng tính đủ, nguồn thu thấp, cộng với áp lực công việc cao nên rất nhiều bác sĩ, nhân viên nghỉ việc, bỏ việc.

Các ý kiến tại buổi làm việc cho rằng, cần đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60, trong đó rà soát ban hành sửa đổi bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công. Đề nghị HĐND và UBND thành phố Hà Nội duy trì cơ chế hỗ trợ nguồn ngân sách bổ sung cho quỹ cải cách tiền lương đối với các bệnh viện gặp khó khăn cho đến khi giá dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh tăng theo đúng lộ trình. 

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Phan Hằng -

Như Huỳnh