Chậm, nợ văn bản, quy phạm pháp luật làm tắc con đường chính sách đến với người dân

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Thị Thanh Lam, đoàn Bến Tre cho biết, báo cáo của Chính phủ đã thể khái quát, toàn diện các nội dung về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 với các số liệu cụ thể. Đồng thời, có phân tích, đánh giá từng phần, từng nhóm, lĩnh vực và hoạt động, thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và những chỉ tiêu chưa hoàn thành.

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Thị Thanh Lam cho biết, báo cáo của Chính phủ đã thể khái quát, toàn diện các nội dung về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 với các số liệu cụ thể. Đồng thời, có phân tích, đánh giá từng phần, từng nhóm, lĩnh vực và hoạt động, thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và những chỉ tiêu chưa hoàn thành.

Liên quan đến lãng phí trong chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu chỉ ra rằng, tình hình công tác xây dựng pháp luật trong ban hành văn bản hướng dẫn thi hành quy định chi tiết vẫn còn tình trạng chậm, nợ đọng, phản ứng chính sách chưa kịp thời. Đây là tình trạng đã kéo dài nhiều năm, qua nhiều nhiệm kỳ, mặc dù đã được cải thiện dần nhưng chưa đạt như mong muốn, dù cả Quốc hội và Chính phủ luôn đặt trọng tâm ưu tiên về công tác hoàn thiện thể chế.

Lấy ví dụ, đại biểu Trần Thị Thanh Lam chỉ ra thực tế trong việc nợ, chậm ban hành văn bản thuộc lĩnh vực do Ủy ban Xã hội phụ trách. Theo đó, một số nội dung văn bản quy định chi tiết chưa đáp ứng yêu cầu thời hạn ban hành; tình trạng nợ ban hành văn bản hướng dẫn vẫn còn tồn tại; có văn bản chưa đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật… Đại biểu nêu rõ, việc chậm, nợ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện, ảnh hưởng trong thực thi chính sách cho các nhóm đối tượng. Chưa kể đến việc, ở cấp cơ sở phải đối mặt với nhiều bất cập trong thực tiễn, khó trong bố trí nguồn lực để thực thi. Có thể thấy, việc chậm và nợ chính là chướng ngại vật làm tắc con đường chính sách của nhà nước đến với người dân, không chỉ là lãng phí mà còn là đạo đức chức nghiệp.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương tổ chức rà soát lại các ý kiến, kiến nghị đã được nêu tại các báo cáo giám sát của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng như kết quả thực hiện lời hứa của các tư lệnh ngành. Tập trung hoàn thiện nhanh các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính, quản trị xã hội và tổ chức thực hiện một cách thực chất.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!