Điểm báo: Sau tết, các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động

Sau tết, các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động; Doanh nghiệp khó “cựa” vì văn bản pháp luật chồng chéo; Duy trì giá cả hàng hoá, dịch vụ ổn định sau Tết Nguyên đán Quý Mão; Vì sao chưa thể xử xe dù từ dữ liệu giám sát hành trình ... là những tin tức đáng chú ý trên các mặt báo sáng 1/2/2023.

SAU TẾT, CÁC DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG

Sau kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động ở các ngành nghề khác nhau.Trong khi đó, các công ty bắt tay ngay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, người lao động làm việc với tinh thần phấn khởi.

Hoạt động tuyển dụng của thị trường lao động Hà Nội đầu Xuân Quý Mão tiếp tục có sự sôi động. Thời điểm này, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã nhận được nhiều đơn hàng đăng ký tuyển dụng của 268 doanh nghiệp với 3.925 chỉ tiêu. Các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông ở những lĩnh vực khác nhau như: Điện, điện tử, vận tải, nhà hàng - khách sạn, lưu trú, vui chơi giải trí, siêu thị, trung tâm thương mại... Do việc tuyển dụng lao động khó khăn nên các doanh nghiệp phải tìm người lao động ở nhiều nguồn khác nhau. Đối với những doanh nghiệp có công nhân khi đi làm việc trở lại sau kỳ nghỉ Tết Quý Mão dài ngày chỉ có mong muốn đơn giản là doanh nghiệp có nhiều đơn hàng. Điều này đồng nghĩa với họ sẽ có nhiều việc, được tăng ca, công ty thu lợi nhuận cao thì thu nhập của người lao động mới ổn định và đảm bảo cuộc sống.

DOANH NGHIỆP KHÓ “CỰA” VÌ VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHỒNG CHÉO

Với việc cắt bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh thời gian qua đã giúp môi trường kinh doanh được tự do, an toàn hơn. Song theo phản ánh của nhiều

doanh nghiệp

, hiện chất lượng của các văn bản pháp luật chưa thực sự tốt, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thực thi còn chậm và chồng chéo... Điều này đã và đang khiến các 

doanh nghiệp

gặp khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

Lấy ví dụ trong lĩnh vực bất động sản hiện có khoảng 12 Luật tác động đến thị trường. Tuy nhiên, 12 Luật đề ra lại không có luật nào đồng thuận với luật nào, cho nên 

doanh nghiệp

bất động sản nếu theo Luật Đất đai sẽ vướng Luật Đầu tư, theo Luật Đầu tư lại vướng Luật Xây dựng; theo Luật Xây dựng sẽ vướng Luật Quy hoạch… có nghĩa là tất cả những luật đang luẩn quẩn như một mớ bòng bong. Cùng với đó, Một trong những vấn đề đáng lo ngại là doanh nghiệp ít có cơ hội đóng góp ý kiến đối với bản dự thảo cuối cùng của Thông tư, trước khi được ban hành. Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, gia tăng áp lực, tăng cường năng lực các cơ quan Trung ương trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần minh bạch hơn nữa về quy trình xây dựng thông tư, thống nhất các tiêu chí về điều kiện kinh doanh, minh bạch về quy định tiếp nhận phản ánh vướng mắc của

doanh nghiệp

.

DUY TRÌ GIÁ CẢ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ ỔN ĐỊNH SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO

Theo Bộ Tài chính, đối với tháng 2 và quý I năm 2023, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yết, thực hiện kiểm soát chặt chẽ và bình ổn giá cả đối với mặt hàng dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, đi lại phục vụ dịp lễ, tết. Thông tin bài viết trên báo đầu tư.

Các mặt hàng thực phẩm chế biến có giá ổn định dịp trước Tết do các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị đủ nguồn hàng cho thị trường và các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn Tết đều có các chính sách ổn định giá cả cho các tháng trong và sau Tết. Bộ Tài chính cũng nêu một số kiến nghị và các biện pháp bình ổn thị trường giá cả sau Tết, Quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết; tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trong dịp sau Tết, xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý. Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí (nhất là dịch vụ tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô).

VÌ SAO CHƯA THỂ XỬ XE DÙ TỪ DỮ LIỆU GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH

Theo thông tin bài viết đăng tải trên báo Giao thông cho biết, đến nay đã có hơn 1 triệu ô tô kinh doanh vận tải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Với thiết bị này, cơ quan quản lý chỉ cần “ngồi một chỗ” có thể biết được doanh nghiệp hoạt động đúng bản chất xe hợp đồng hay không. Thế nhưng vì sao dữ liệu từ hệ thống này vẫn chưa thể sử dụng để xử lý xe dù?

Lý giải về các bất cập này, chuyên gia Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, Hệ thống thiết bị giám sát hànhh trình hoạt động từ năm 2017 đến nay nhưng chưa được cấp nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước. Đến nay, hệ thống đã gần như quá tải nhưng không có kinh phí để nâng cấp. Hiện nay nhà đầu tư hệ thống đang “khóc dở mếu dở” vì chưa được trả kinh phí đầu tư và duy trì hệ thống. Bên cạnh đó, cũng không đủ nhân lực và thời gian để ngồi kiểm tra thủ công trên hệ thống từng xe xem có vi phạm hay không. Cục Đường bộ Việt Nam đang chỉ đạo theo hướng, kết quả dữ liệu từ thiết bị GSHT có thể ra được đáp số ngay, từ đó đối chiếu với các quy định tại thông tư, nghị định để xử phạt vi phạm đi sai hành trình và các quy định khác được ngay mà không cần phải qua công cụ phần mềm hay sự toan tính của công chức.