Doanh nghiệp châu Âu hứng chịu "làn sóng" phá sản bởi lệnh trừng phạt Nga

Các biện pháp trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) đối với Nga là một trong những lý do dẫn đến sự gia tăng mạnh các vụ phá sản doanh nghiệp tại Châu Âu. Đây là nhận định của một chuyên gia kinh tế về bức tranh của nền kinh tế Châu Âu từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra.

Làn sóng phá sản doanh nghiệp ở Châu Âu đã bắt đầu từ năm ngoái, dẫn đầu là ngành bán lẻ về số vụ phá sản. Do nhu cầu giảm, nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm và thời trang ở Đức, Pháp, Bỉ và các quốc gia khác đã xin bảo hộ phá sản.

Theo ông Aernoudt, có sự liên hệ giữa nguyên nhân của cốt lõi của các vụ phá sản doanh nghiệp châu Âu và các biện pháp trừng phạt với Nga và những thách thức kinh tế mà các doanh nghiệp châu Âu phải đối mặt.

Trước đó, Châu Âu và Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, dẫn đến giá năng lượng và lạm phát tăng cao.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu buộc phải tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, từ đó kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Các cường quốc kinh tế như Đức và Pháp hiện đang phải đối mặt với khủng hoảng và hậu quả của các biện pháp trừng phạt này được ví von như một trận tuyết lở kinh tế trong tương lai gần. Theo đó, có một nguy cơ rất lớn là nền kinh tế đang tiến gần đến suy thoái và năm 2023 và 2024.

Quỳnh Hoa