Doanh nghiệp Việt loay hoay giảm phát thải

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã đưa ra các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó có mục tiêu "Phát thải ròng bằng 0 - Net Zero vào năm 2050". Đây là mục tiêu rõ ràng về cắt giảm khí thải của một nước đang phát triển, đưa Việt Nam gia nhập hàng ngũ với nhiều quốc gia khác nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu.

Phát thải ròng khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050 là mục tiêu lớn của Chính phủ Việt Nam, đóng góp vào nỗ lực chung toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Thế nhưng, đây không chỉ là cam kết chính trị, “net zero” còn là xu thế trong tái cấu trúc các nền kinh tế nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Tập đoàn sản xuất thép NS BlueSope với 29 nhà máy trên khắp thế giới, đã có lộ trình giảm carbon từ rất sớm, theo phương châm ESG, tức môi trường – xã hội – quản trị doanh nghiệp. Hướng tới “net zero”, trong đó giai đoạn đầu, tập đoàn phấn đấu giảm phát thải 30% vào năm 2030. Riêng chi nhánh tại Việt Nam - NS BlueScope Việt Nam đặt mục tiêu kéo giảm đến 50%.

Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực hiện thực hóa mục tiêu “net zero” ở năm 2050, như cam kết của Việt Nam tại COP 26.

Theo các chuyên gia, Chính phủ cần có cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu kéo giảm phát thải.

Không chỉ là cam kết chống biến đổi khí hậu của chính phủ, “net zero” còn là xu thế phát triển bền vững. Vì vậy, chính doanh nghiệp cũng phải chủ động, nỗ lực tham gia, góp phần hiện thực hóa mục tiêu kéo giảm phát thải ròng bằng 0, đồng thời xây dựng nền tảng bền vững cho tăng trưởng kinh tế xanh.

Phạm Quyền