Độc đáo múa trống đôi của người Chăm H’roi

Với đồng bào dân tộc Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, múa trống đôi (còn gọi là kơ-toang) là tiếng lòng, là hồn thiêng. Nó không chỉ mà loại hình nghệ thuật giải trí trong những ngày hội làng, mà còn là phương tiện để “thông thiên” với thần linh, gắn kết tình đồng bào xây dựng cuộc sống và bảo tồn bản sắc văn hóa.

Với người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là bộ nhạc cụ có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và các lễ hội. Sự hòa quyện của hình thức song tấu trống cùng các loại nhạc cụ khác đã tạo nên một nghệ thuật trình diễn hết sức độc đáo

Múa trống đôi là hình thức song tấu trống, kết hợp khéo léo giữa âm nhạc và hình thể người biểu diễn. Một bộ trống gồm 2 chiếc: một trống đực và một trống cái. Trống đực là biểu tượng cho mặt trời, là ban ngày. Trống cái là tượng trưng cho mặt trăng là ban đêm. Biểu diễn trống đôi thường là cặp nghệ nhân nam nữ. Qua múa trống đôi, người Chăm H’roi có thể trò chuyện, tâm tình, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng… Với người Chăm H’roi, tiếng trống kơ-toang còn là tiếng trống se duyên.

Hiện, số nghệ nhân chơi thạo trống kơ-toang chỉ còn vài người. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương đã có chủ trương, khuyến khích phát triển công tác truyền dạy loại nhạc cụ trống kơ-toang truyền thống trong cộng đồng người Chăm H’roi. Có chính sách hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn cho lớp trẻ thông qua các khóa học chơi trống. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát triển loại nhạc cụ độc đáo này.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam