Đối thoại chính sách: Khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đã có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Ngày 17/11/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), có hiệu lực ngày 1/1/2022 và thay thế Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được kỳ vọng tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta khi các quy định trong luật đã phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ hoạch định chính sách đến tổ chức, giám sát thực hiện, trong đó doanh nghiệp, người dân phải đóng vai trò trung tâm; Nhà nước đóng vai trò kiến tạo pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường. Luật cũng đã thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế - xã hội. Vậy sau gần 2 năm thực hiện Luật bảo vệ môi trường, kết quả đạt được cụ thể ra sao, có phát sinh những khó khăn, vướng mắc hay tồn tại, hạn chế nào không, và quan trọng là tìm nguyên nhân và giải pháp cho công tác bảo vệ môi trường, Chúng tôi đã mời đến trường quay của Truyền hình Quốc hội Việt Nam các vị khách mời, xin trân trọng giới thiệu:

ĐBQH TRƯƠNG XUÂN CỪ, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội

PGS.TS TRƯƠNG MẠNH TIẾN, Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thu Quỳnh