Gìn giữ văn hoá dân tộc qua từng nếp khăn xếp truyền thống

Nếu như áo the được sản xuất rộng rãi tại miền Bắc. Thì khăn xếp chỉ sản xuất ở làng Giáp Nhất, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, nghề làm khăn xếp vẫn được lưu truyền và phát triển. Mỗi dịp Tết đến xuân về cũng là lúc làng nghề bận rộn nhất với các đơn hàng phục vụ thị trường Tết và những lễ hội đầu năm.

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, hình ảnh ĐBQH tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Cảnh đội khăn xếp, mặc áo dài ngũ thân lên hội trường đã khiến các đại biểu và người dân tò mò. Đặc biệt, ông còn lên tiếng đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào nghị quyết kỳ họp cho phép đại biểu đội khăn xếp, mặc áo dài ngũ thân nam (áo the) tại các phiên họp, bên cạnh việc mặc bộ comple.

“Khăn xếp”, áo the chính là biểu tượng của sự lịch lãm và ‘‘hồn cốt’’ của văn hóa trang phục Việt. Vậy mà ở miền Bắc, nay chỉ còn làng Giáp Nhất đang giữ nghề này.

Quốc phục là phải tôn trọng. Cả nước phải tôn trọng. Rất tự hào. Vì có làng nghề này, có công việc này nên cuộc sống của gia đình ông và bản thân ông và nhiều thế hệ, kinh tế phát triển, càng ngày càng tiến lên.

Chiếc khăn xếp luôn mang đậm nét văn hóa, lịch sử dân tộc Việt. Giá trị kinh tế tuy khiêm tốn nhưng những người thợ nơi đây vẫn tâm huyết, gìn giữ và phát triển làng nghề bền vững.

Khăn xếp truyền thống thường được làm bằng vải lụa với ba màu: vàng, đỏ và đen, có 7-9 nếp khăn tùy thuộc vào độ tuổi cũng như giới tính của người sử dụng. Sau khi hoàn thành, khăn xếp phải chắc chắn. Độ dày các lớp đều nhau. Cao độ từng lớp hợp lý.

Hiện người trẻ trong làng Giáp Nhất không sinh sống bằng nghề làm khăn xếp. Nhưng ít nhất họ cũng được truyền dạy, làm thành thạo một chiếc khăn xếp như thế nào. Và họ đang cùng với cha ông tô thắm thêm từng vòng văn hóa để nét đẹp cổ truyền lan tỏa dịp Tết đến Xuân về./. 

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Hà Giang -

Sỹ Cường