Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nên xử lý như thế nào?

Lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng đang trở thành nỗi bức xúc của người người dân đô thị. Bài toán giành lại vỉa hè cho người đi bộ vẫn chưa có lời giải. Thời gian qua, lực lượng chức năng cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng đâu vẫn vào đó.

Những vạch sơn màu trắng này xuất hiện cũng đã hơn 1 tuần trên vỉa hè đường Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Công dụng của nó không gì khác là để phân chia ranh giới giữa phần đường dành cho người đi bộ và 1 phần vỉa hè để người dân tiếp tục buôn bán. Điều đáng nói, vỉa hè chỉ rộng chừng 40-50 cm. Bình thường đã không có chỗ đi, giờ chia vạch người đi bộ chẳng còn cách nào khác là phải đi dưới lòng đường.

Chưa nói đến không có đường cho người đi bộ, vạch sơn hiện cũng chỉ được coi là chống chế bởi các cửa hàng vẫn ngang nhiên bày bán đè lên cả vạch.

Rõ ràng, vỉa hè đang trở thành nơi mưu sinh của nhiều người dân. Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc thu phí sử dụng vỉa hè.

Việc thu phí vỉa hè có thể vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hạn chế tiêu cực vừa giúp lấy lại sự thông thoáng, ngăn nắp cho vỉa hè. Tuy nhiên, để đưa vào thực tiễn thì cần đánh giá đúng và đủ theo từng khu vực và từng đối tượng đang sử dụng vỉa hè để kinh doanh.

Dành cho mấy bà bán nước chè, bán xôi, người nghèo. Còn có những phố nhạy cảm không buôn bán gì cả.

Cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ vẫn chưa có hồi kết. Thu phí vỉa hè đang được người dân đặt nhiều kì vọng bởi nó có thể là giải pháp thiết thực nhất ở thời điểm hiện tại. Xử lý tận gốc sẽ tránh tốn thời gian, kinh phí và công sức của người dân cũng như cơ quan chức năng.

Mời quý vị theo dõi chi tiết chương trình!

Thảo Nguyên