Mua bán người qua thủ đoạn kết hôn, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Tội phạm mua bán người đang có nhiều diễn biến phức tạp và xu hướng gia tăng, tính chất tội phạm nghiêm trọng với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Việt Nam được đánh giá không chỉ là nơi xuất phát tội phạm nguồn mà còn là địa bàn trung chuyển mua bán người từ khu vực sang các nước thứ ba. Sau 10 năm Bộ luật Phòng chống mua bán người được áp dụng, nay đã thể hiện một số bất cập.

Sáng 8/5, Ủy ban Tư pháp đã tổ chức phiên giải trình về “việc chấp hành pháp luật về phòng chống mua bán người” nhằm hoàn thiện những quy định để đấu tranh với loại tội phạm này

Đây là hình ảnh thực nghiệm Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai vây bắt các đối tượng mua bán người vừa diễn ra trên địa bàn. Phần lớn các đối tượng mua bán người đều là đối tượng có tiền án tiền sự và rất ranh mãnh đối phó với cơ quan chức năng

Những người phụ nữ này cũng là nạn nhân của mua bán người, nghe lời dụ dỗ của các đối tượng trên mạng xã hội là sang Trung Quốc có công ăn việc làm và dễ kiếm tiền.

Trong 5 năm qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện 440 vụ và giải cứu hơn 1240 nạn nhân của các vụ mua bán người. Trong phiên giải trình, các đại biểu xác định, những thủ đoạn mới như mang thai hộ, mua bán bào thai, kết hôn với người nước ngoài...đang khiến cho công tác đấu tranh gặp nhiều khó khăn.

Nếu như trước đây, mua bán người chủ yếu ra nước ngoài thì thời gian gần đây xuất hiện tình trạng mua bán người trong nước, riêng năm 2022 số vụ mua bán trong nước chiếm trên 45%. Bên cạnh đó, một số thủ đoạn mới trong mua bán người như mua bán thai nhi, lấy nội tạng, bộ phận cơ thể cũng xuất hiện. Tình trạng bóc lột tình dục, áp bức lao động trên các tàu cá cũng xuất hiện nhiều. Nạn nhân là nam giới cũng có xu hướng gia tăng, chiếm gần 69%.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Ngọc Tuấn