Ngắm hoa sơn tra trên bản Mông cao nhất Việt Nam

Tháng 3 về, vùng cao Tây Bắc còn làm mê lòng du khách bởi sắc trắng như mây của hoa sơn tra. Sơn tra - Sơn nữ vùng cao, chính là cây táo mèo giờ không chỉ được khai thác quả để giúp bà con vùng cao thoát nghèo, mà mùa hoa sơn tra còn thu hút hàng chục nghìn du khách đến thưởng ngoạn. Những cung đường vùng cao tháng 3 về dù cheo leo, khó khăn nhưng không ngăn được bước chân của những khách du lịch yêu thiên nhiên tìm về.

Bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến huyên Mường La được biết đến là một trong những vùng trồng cây sơn tra lớn nhất tỉnh Sơn La với trên 1.600ha, với khảng 800 ha sơn tra cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Hằng năm, cứ vào độ tháng Ba, những cây táo sơn tra bước vào vụ đơm hoa kết trái, cả bản lại được bao phủ một màu trắng như mây. Đây cũng là thời điểm thích hợp để những du khách tìm đến những đồi sơn tra để trải nghiệm và lưu giữ khoảng khắc đáng nhớ.

Đối với cộng đồng dân tộc Mông ở Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung, từ lâu, cây táo sơn tra đã trở thành biểu tượng và được gọi với cái tên thân thuộc là Táo mèo. Theo người Mông, đây là loài cây kiên cường nhất, dù mọc lên trong điều kiện khắc nghiệt ở vùng cao nhưng hàng năm vẫn vươn lên, đơm hoa kết trái. Những rừng hoa trắng muốt, trải dài trên những sườn núi đã tạo ra khung cảnh đẹp ngỡ ngàng.

Bản Nậm Nghiệp có vị trí địa lý khá đặc biệt, nằm trên dãy núi với độ cao khoảng 2.200m so với mực nước biển. Bởi thế, đây còn được gọi là một rong những bản cao nhất Việt Nam. Đây là một trong những điểm nhấn du lịch của “miền quê cổ tích” xã Ngọc Chiến. Kết thúc mùa hoa, cây sơn tra sẽ kết quả và cho thu hoạch vào khoảng tháng 10 hàng năm.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thuý Hà -

Sơn Nam