Nông nghiệp Việt Nam: Phát triển tiềm năng lúa quy mô lớn

“Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa…” là chủ trương lớn đã được đề ra trong Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với sản xuất lúa gạo, theo thống kê, diện tích lúa năm 2022 nước ta vào khoảng 7,1 triệu ha, giảm 127 nghìn ha so với năm trước do ngành trồng trọt tiếp tục triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Dù giảm về diện tích nhưng việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn gắn với đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo hướng linh hoạt, hiệu quả được coi là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển bền vững ngành hàng này.

Trong bối cảnh xuất khẩu gạo thế giới nhiều biến động, cùng với với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ngành hàng này sẽ còn nhiều biến chuyển. Vì vậy, việc ổn định quy mô sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng lúa gạo là cần thiết. Câu chuyện nâng cao quy mô, chất lượng lúa gạo được nhiều lần nhắc tới tại nghị trường Quốc hội. Ngay tại phiên họp 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào giữa tháng 8, một lần nữa vấn đề quy hoạch đất trồng lúa lại được đề cập.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chương trình!

 

Hà Lan