Thách thức trong đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn

Sáng 1/11, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội năm 2023 - 2024, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình làm rõ một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội nêu. Trong đó, ông nhấn mạnh, muốn có nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp bán dẫn thì Quốc hội, Chính phủ phải có sự đầu tư lớn.

Doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị điện tử này mới đi vào sản xuất đại trà từ cuối tháng 3 năm nay, lượng đơn hàng cũng tăng dần theo từng tháng. Doanh nghiệp dự kiến sẽ hoàn thành dự án nhà máy số 2 ở Việt Nam vào cuối năm. Tuy nhiên vẫn còn một số nút thắt.

Hiện nhân lực bán dẫn là thách thức với Việt Nam trong việc nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng chip. Việt Nam mới chỉ có đội ngũ kỹ sư chỉ khoảng 5.000 người – một con số rất nhỏ so với quy mô 1.000 tỷ USD vào năm 2030 của ngành bán dẫn.

Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nước ta có 35 đại học đang đào tạo trực tiếp lĩnh vực này hoặc gần với ngành này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn để nắm bắt chính xác con số nhân lực cần thiết cho ngành bán dẫn.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết thêm, 50 nghìn đến 100 nghìn nhân lực cần có cho ngành bán dẫn có thể chia thành nhiều nhóm với trình độ, yêu cầu khác nhau, hiện đang ưu tiên cho nhóm thiết kế vi mạch bán dẫn. Các nhân lực công nghệ thông tin, điện tử, điện lạnh có thể tiến hành bổ túc, chuyển đổi để bổ sung thành nhân lực ngành bán dẫn. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!