Thị trường khó khăn, doanh nghiệp F&B nhỏ tìm cửa ngách để tồn tại

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, thị trường tiêu dùng và đặc biệt là dịch vụ ăn uống càng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp F&B - kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống, quy mô nhỏ lại càng khó khăn hơn bởi bên cạnh khó khăn chung của thị trường, còn phải hịu áp lực cạnh tranh trong hệ thống. Vì vậy, những doanh nghiệp này đang nỗ lực xoay chuyển theo “ngách” riêng của mình.

Cơ sở kinh doanh đồ uống của chị Triều, thời điểm này liên tục chào khách những đồ uống mới, phù hợp không khí Giáng sinh, Halloween đang đến gần. Thêm vào đó, mức giá cũng hết sức linh hoạt, vì vậy, ngoài lượng khách quen, cơ sở ngày càng có nguồn khách mới.

Kinh tế khó khăn, thị trường tiêu dùng giảm sút; trong khi chi phí nguyên vật liệu và vận hành lại tăng, khiến doanh nghiệp F&B-kinh doanh dịch vụ ăn uống – quy mô nhỏ càng khó khăn. Theo các chuyên gia, ngoài tăng cường kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp F&B quy mô nhỏ nên đẩy mạnh truyền thông, kinh  doanh trên mạng xã hội; phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng và linh hoạt.

Cả nước có gần 400.000 cơ sở kinh doanh nhà hàng, ăn uống thì tại TPHCM chiếm tỷ lệ gần 40%. Doanh thu ở lĩnh vực này trong năm 2022 đạt gần 610 nghìn tỷ.

Đại dịch Covid-19 khép lại sau 2 năm, lĩnh vực F&B dần phục hồi, tuy nhiên do kinh tế còn nhiều khó khăn, cạnh tranh trong lỉnh vực F&B khốc liệt hơn. Để duy trì hoạt động, các doanh nghiệp F&B quy mô nhỏ đã và đang tìm những “ngách” riêng cho mình, cũng là góp phần làm phong phú thị trường tiêu dùng, cho người tiêu dùng có nhiều lưa chọn phù hợp.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Phạm Quyền