Tiêu điểm: Doanh nghiệp đã chủ động kiểm kê khí nhà kính?

Hiện Việt Nam đang trong quá trình nỗ lực hiện thực hóa cam kết giảm phát thải ròng về bằng 0 vào năm 2050. Muốn giảm phát thải, trước tiên phải xác định được nguồn phát thải và đong đếm lượng phát thải đó. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định rõ, các doanh nghiệp có lượng phát thải lớn sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính.

Vậy các doanh nghiệp nói gì trước yêu cầu này? Cần có giải pháp nào để thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động kiểm kê khí thải từ đó hướng tới mục tiêu trung hòa carbon? 

Với hơn 10.000 công nhân may và diện tích nhà xưởng là 132.967m2, 4 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm doanh nghiệp này tiêu thụ khoảng 1.400- 1.500 TOE điện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp này bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính (KNK).

Sau nhiều buổi làm việc giữa các bộ phận liên quan trong công ty, Crytal Martin xác định được 93% lượng phát thải của họ phát sinh từ việc sử dụng một lượng lớn điện phục vụ cho quá trình sản xuất. Do đó, để giảm thiểu lượng điện này, doanh nghiệp đã đầu tư ngay hệ thống điện áp mái.

Với công suất khoảng 2.000Kwh/năm, hai hệ thống điện áp mái này đã đáp ứng được 15% lượng điện tiêu thụ hàng năm của Crytal Martin. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể cắt giảm được 1.450 tấn CO2/năm. Không dừng ở việc xây dựng điện áp mái, doanh nghiệp này đã nghiên cứu tìm phương án đổi mới công nghệ cho hệ thống cung cấp nhiệt lạnh cho công ty, bởi nguồn điện cấp cho việc làm lạnh chiếm tới 50% tổng lượng điện tiêu thụ của nhà máy.

Sau quá trình kiểm kê KNK tại các đơn vị vào năm 2022, Vinamilk là doanh nghiệp sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014. Theo đó, doanh nghiệp cũng công bố lộ trình cắt giảm KNK trong thời gian tới, cụ thể sẽ cắt giảm 15% lượng phát thải KNK vào năm 2027, cắt giảm và trung hòa 55% lượng phát thải vào năm 2035 và tiến đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 - Net Zero vào năm 2050.

Qua cách làm của những doanh nghiệp tiên phong trong việc kiểm kê KNK có thể thấy, việc kiểm kê KNK sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được lộ trình để cắt giảm, phát thải KNK. Từ đó, xác định được chính xác nguồn lực đầu tư cho các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đầu tư cho công nghệ mới. 

TẠI SAO NHIỀU DOANH NGHIỆP CHƯA THỂ TRIỂN KHAI VIỆC KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH? 

Theo quy định, kể từ năm 2023, doanh nghiệp phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê KNK của cơ sở trước ngày 31/3 hàng năm. Phạm vi báo cáo bao gồm phát thải KNK từ nguồn trực tiếp và gián tiếp do doanh nghiệp sở hữu, kiểm soát. Thực tế, đã qua thời hạn báo cáo năm nay nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thể thực hiện. 

Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách, doanh nghiệp này phụ trách hãng ta-xi với khoảng 210 đầu xe. Hầu hết các phương tiện đều hoạt động theo kiểu giao khoán. Doanh nghiệp này rất khó để có thể kiểm soát được lượng nhiên liệu đã tiêu thụ. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm kê khí thải sẽ càng khó hơn. 

Là một trong những đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc kiểm kê KNK theo quy định tại Điều 14 Nghị định 06/2022 của Chính phủ. Qua quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm kê KNK, đại diện đơn vị này cho biết, mặc dù việc kiểm kê KNK đang được xem là việc làm cần thiết, góp phần không nhỏ hướng tới mục tiêu chung quốc gia là đạt mức phát thải ròng bằng 0 năm 2050, tuy nhiên số doanh nghiệp của Việt Nam chủ động thực hiện vẫn còn rất hạn chế.

Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do hiện cơ sở pháp lý để triển khai việc kiểm KNK vẫn chỉ ở mức sơ khởi mà thôi.

Từ năm 2024, các doanh nghiệp trong danh mục sẽ bắt buộc phải kiểm kê KNK giảm phát thải. Chính vì vậy, bên cạnh việc các cơ quan bộ ngành liên quan cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, bản thân các doanh nghiệp cũng cần khẩn trương chuẩn bị đầu tư công nghệ, xây dựng đội ngũ nhân lực thực hiện việc kiểm kê KNK. 

KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH: CÁC DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI LƯU Ý NHỮNG GÌ? 

Dẫu biết rằng, kiểm kê KNK là nội dung rất mới, lần đầu tiên triển khai thực hiện ở Việt Nam nên cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp đều có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa cam kết giảm phát thải ròng về bằng 0 vào năm 2050, yêu cầu kiểm kê KNK với doanh nghiệp là không thể đảo ngược. Vậy các doanh nghiệp cần lưu ý gì để có thể hoàn thành được yêu cầu này? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi ý kiến của ông Fukuda Koji, Cố vấn trưởng, Dự án JICA SPI-NDC. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

 

Truyền hình Quốc hội Việt Nam