Cụm tiêu điểm: Tiết kiệm năng lượng để tiết kiệm chi phí

Tiết kiệm năng lượng để tiết kiệm chi phí; Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng để trung hòa carbon; Đẩy mạnh yêu cầu tiết kiệm năng lượng đối với doanh nghiệp;... Là những tin tức nổi bật có trong cụm tiêu điểm ngày 29/7.

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐỂ TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Năng lượng và môi trường luôn liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng ta gần như không thể sản xuất, vận chuyển hoặc tiêu thụ năng lượng mà không gây tác động đến môi trường. Do đó, việc quản lý năng lượng hiệu quả không chỉ giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, mang lại giá trị kinh tế mà còn đảm bảo mục tiêu về phát triển bền vững môi trường và đặc biệt là giảm thải carbon.Vậy các doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang tiết kiệm năng lượng ra sao? 

Vốn là một nhà máy sản xuất chế biến lớn với mức tiêu thụ điện năng lên đến 13  triệu KWh mỗi năm. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, ngoài những cách làm đơn giản như lắp hệ thống bóng đèn led, tắt điện khi không cần thiết và bật điều hòa ở mức nhiệt độ hợp lý, nhà máy này đã mạnh dạn đầu tư nhiều công nghệ mới, hiện đại, do đó mỗi năm đã giảm thiểu được khá hiệu quả lượng tiêu thụ điện năng.

Không chỉ thu hồi nhiệt lạnh, nhà máy còn nghiên cứu xây dựng hệ thống thu hồi nhiệt nóng hay còn gọi là hệ thống nước ngưng để xử lý và cấp trở lại phục vụ cho quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhất mà nhà máy đang áp dụng là hệ thống biến tần này. Với khoản đầu tư ban đầu là hơn 2 tỷ đồng, từ khi lắp đặt, nhà máy tiết kiệm được tới 250.000 Kwh điện/năm.

Có lẽ chính vì áp dựng đồng bộ hàng loạt các giải pháp như vậy nên đơn vị này đã tiết kiệm được từ 400.000- 500.000Kwh điện mỗi năm, tương đương hơn 1tỷ đồng/ năm. Đây là một khoản lợi nhuận tại chỗ không hề nhỏ. 

ĐẨY MẠNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐỂ TRUNG HÒA CARBON 

Quản lý năng lượng hiệu quả không chỉ giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, mang lại giá trị kinh tế mà còn đảm bảo mục tiêu về phát triển bền vững, giảm thải carbon. Có lẽ chính vì vậy, tiết kiệm năng lượng đã trở thành nhu cầu tự thân của không ít doanh nghiệp. Họ xác định, tiết kiệm năng lượng không chỉ để giảm chi phí, mà là để đẩy nhanh lộ trình giảm thiểu dấu chân carbon, quản lý phát thải khí nhà kính, đồng hành cùng Chính phủ hướng đến mục tiêu Net Zero 

Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời đáp ứng 20% nhu cầu về điện phục vụ cho sản xuất, giảm thiểu 61,5 tấn CO2/năm.

Chuyển đổi sử dụng dầu FO sang DO, giảm thiểu 5 tấn CO2/ năm.

Không chạy standby lò hơi đốt đầu, giảm thiểu 11,3 tấn CO2/năm.

Đây là Nhà máy sữa đầu tiên của Vinamilk vừa được chứng nhận trung hòa carbon. Để có được chứng nhận quan trọng này, suốt 10 năm qua, nhà máy đã phải liên tục triển khai rất nhiều giải pháp trong đó có việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tránh sử dụng dầu FO và DO để không phụ thuộc vào nguồn năng lượng có nguồn gốc từ than đá. Nên từ nhiều năm nay, công đoạn gia nhiệt, trao đổi nhiệt của quá trình sản xuất sữa của nhà máy được cung cấp hơi nước từ chính hệ thống lò đốt bằng phế phụ phẩm nông nghiệp này.

Mỗi ngày lò hơi này đốt khoảng 15-20 tấn nguyên liệu đáp ứng 100% lượng hơi cần thiết cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Mỗi khâu sản xuất đều được nhà máy tính toán kỹ lưỡng, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, lắp đặt hệ thống robot tự động. Chính vì vậy nên lượng điện tiêu hao cũng được cắt giảm đi đáng kể.

Tất cả các giải pháp này được Vinamilk ứng dụng đồng bộ trên toàn bộ hệ thống nhà máy và trang trại của Công ty. Chính sự nỗ lực này của doanh nghiệp đã và đang góp tích cực trong việc sử dụng năng lượng bền vững, giảm dấu chân carbon trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi. 

ĐẨY MẠNH YÊU CẦU TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Cải tiến trang thiết bị hay đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo, tái sử dụng nguồn nhiệt thải… là cách nhiều doanh nghiệp đang áp dụng để tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên theo dữ liệu công bố của Ngân hàng Thế giới, chỉ số cường độ năng lượng sơ cấp của Việt nam cao hơn so với các nước trong khu vực, và cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế hiện đại. Điều này chứng tỏ, việc tiết kiệm năng lượng của chúng ta vẫn còn nhiều điều phải bàn. Để rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi ý kiến của ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương. 

 

Truyền hình Quốc hội Việt Nam